TẮC KÈ NƯỚNG
Muốn có món tắc kè nướng đúng
cách, trước hết ta phải chọn những con thật to (khoảng 150gr trở lên),
đem cắt
đầu, mổ bỏ ruột, chặt bỏ 4 chân, rửa sạch bằng rượu thay vì nước để thịt không
bị tanh. Tốt nhất là nướng tắc kè trên bếp than hồng. Kinh nghiệm dân gian cho
biết đuôi tắc kè là phần quan trọng nhất, bổ dưỡng nhất nên khi nướng phải chú
ý đừng cho cháy khét, nếu không sẽ mất hết tác dụng.
Khi vừa chín vàng, thịt tắc kè sẽ bốc lên một mùi thơm lựng, hấp dẫn. Trước khi
ăn ta dùng một thanh tre mỏng cạo sạch lớp vảy bị cháy khét, sau đó dùng tay gỡ
từng thớ thịt chấm với muối tiêu chanh hoặc xì dầu.
XÌ SỤP CHÁO TẮC KÈ
Theo sách cổ thì tắc kè là vị thuốc quí tương
đương với nhân sâm. Thường được dùng trong những trường hợp bất lực ở đàn ông.
Khi dùng phải dùng 1 đôi (một đực một cái mới công hiệu). Ngoài ra tắc kè còn
là vị thuốc bổ phế, dùng để chữa các chứng ho lâu ngày không hết.
NỘM TẮC KÈ
Tắc kè xé
phay trộn với bắp chuối rau răm thì khỏi phải nói, thịt vừa thơm ngon như thịt
ếch, lại vừa dai vừa mềm như thịt gà, ăn miễn chê.
RƯỢU TẮC KÈ
Cách bào chế:
Dùng
tươi: Chặt bỏ đầu từ 2 mắt trở lên, bỏ 4 bàn chân, lột da, mổ bụng, bỏ nội
tạng, nướng thật vàng thơm, nhớ giữ còn đuôi.
Dùng
khô: Mổ bụng, bỏ hết phủ tạng, lau sạch bằng giấy bản tẩm rượu. Đem phơi hay
sấy khô. Khi dùng nhúng vào nước sôi, cạo sạch lớp vảy ở lưng, chặt bỏ đầu từ
dưới 2 mắt trở lên và 4 bàn chân. Tẩm rượu (hoặc mật ong) nướng cho vàng đều.
Ngâm 2 con trong 1 lít rượu gạo 40 độ, cho các vị thuốc đã nói ở trên vào,chôn
dưới đất 100 ngày (bách nhật) để cân bằng âm dương rồi mới đào lên. Sau đó lọc
bỏ bã, cho vào chai thủy tinh, đậy nút kín.
Cách
dùng: Mỗi lần uống 1 ly nhỏ (30ml), ngày 3 lần trước bữa ăn.
Công
dụng: Bổ phế, bình suyễn, bổ thận tráng dương.
Chủ
trị: Thận dương suy kém, đau lưng mỏi gối, tiểu đêm, hen suyễn (thể hư hàn).
CHÚC QUÝ KHÁCH HÀNG VÀ CÁC BẠN NGON MIỆNG!