Trang

Chăn nuôi gà Tây theo phương thức bán công nghiệp kết hợp thả vườn

Giống và đặc điểm giống:
Gà Tây là loại gia cầm có nguồn gốc từ châu Mỹ, hiện được nuôi ở nhiều nước trên thế giới. ở nước ta, chăn nuôi gà tây đã có từ lâu, nhưng sự hiểu biết và đầu tư hãy còn hạn chế.

Gà tây có màu lông bông xám đen hoặc xám trắng, một số ít có màu lông trắng, gà trống có màu lông sặc sỡ.
Gà trưởng thành 28-30 tuần tuổi có thể đạt 5-6 kg/con trống và 3-4kg/con mái và bắt đầu đẻ trứng.
Gà tây đẻ trứng và tự ấp, mỗi lứa đẻ từ 10-12 quả, trọng lượng trứng 60-65g/quả, thời gian ấp nở 28-30 ngày, tỉ lệ ấp nở 65-70%, tỉ lệ nuôi sống 60-65%, sản lượng trứng 70-80 quả/mái/năm ...
Gà tây có nhiều ưu điểm: có khả năng sử dụng tốt các loại thức ăn thô xanh, tiết kiệm được lương thực, có thể trọng lớn, thời gian sinh trưởng dài, phẩm chất thịt ngon, chất lượng tốt, tỉ lệ protein cao (trên 22%), tỉ lệ mỡ rất thấp (dưới 0,5%).
Giai đoạn úm gà con từ 1-4 tuần tuổi:
- Lồng úm: lồng úm đóng bằng khung gỗ, nẹp tre hay lưới mắt cáo 1x1cm, có nắp đậy, kích thước 2x1x0,5m, trước khi muôi phải vệ sinh, tẩy uế, sát trùng sạch sẽ, nếu không
có lồng, có thể úm nền, lót trấu khô và sạch dày 10-15 cm. Trong tuần úm đầu tiên nên thay giấy lót hàng ngày, 3tuần lễ đầu phải úm cho gà đủ ấm và tránh chó, mèo, chuột...
Mật độ úm: - 1-2 tuần: 50 con/m2;  2-4 tuần: 25 con/m2.
Nhiệt độ úm. Dùng đèn điện 75W sưởi ấm và thắp sáng, 1 bóng/m2 lồng úm, có thể úm bằng gas, hoặc đèn dầu, nhưng phải đủ nhiệt cho gà.
Tuần thứ 1 : Từ 32-350c ;  Tuần thứ 2: Từ 29-310c;  Tuần thứ 3: Từ 25-280c;  Tuần thứ 4: Nhiệt độ bình thường. Mỗi tuần giảm đần 30c là thích hợp.
- Thức ăn: 1 -2 ngày đầu nên cho gà ăn bắp xay nhuyễn, từ ngày thứ ba trở đi bắt đầu cho ăn thức ăn hỗn hợp của gà con: Protein thô 22%, năng lượng trao đổi 2.900=3.000Kcal/kg
Tuần thứ 1 : 20-30 g/con/ngày. Tuần thứ 2: 40-50 g/con/ngày. Tuấn thứ 3:60-70g/con/ ngày. Tuần thứ 4: 80-100 g/con/ngày. Cho gà ăn nhiều lần trong ngày (ít nhất 4-5 lần/ ngày).
Nước uống. Dùng nước sạch , mát đựng trông bình nhựa cho gà uống, tuyệt đối không để cho gà thiếu nước, trong tháng đầu nên bổ sung sinh tố tổng hợp: B-complex hoặc Ovimix cho gà uống.
Giai đoạn gà choai 5-8 tuần tuổi:
Chuồng nuôi. Chuồng nuôi nên lót trấu 8-10 cm, thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ... Mật độ 8-10 con/m2, chuyển dần sang giai đoạn thả vườn, tránh cho gà khỏi bị Stress.
Thức ăn: Yêu cầu Protein thô 20%, năng lượng trao đổi 2.800-2.900 Kcal/kg Tă. có thể dùng thức ăn hỗn hợp hoặc thức ăn tự trộn, nhưng phải cân đối đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng và sinh tố... Gà tây có khả năng tiêu hóa và hấp thu tốt thức ăn thô xanh, cho nên ngay từ giai đoạn này cần tập cho gà ăn rau xanh. Cho ăn 3-4 lần/ ngày.
Nước uống: Cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho gà.

Giai đoạn thả vườn 9-28 tuần tuổi:
Giai đoạn nuôi thịt thả vườn: 
Chuồng nuôi. Nên lót trấu dày 8-10 cm, thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ, trong chuồng nên gác kèo đậu cho gà ngủ, nghỉ, mật độ 4-5 con/m2. Xung quanh vườn có rào lưới nylon hoặc lưới B40-... Vườn nên trồng cây ăn trái, vừa có bóng mát, vừa có thêm thu nhập, có thể nuôi gà bằng chuồng sàn trên ao thả cá sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Thức ăn: Yêu cầu Protein thô 16-18%, năng lượng trao đổi 2800-2900 Kcal/kg thức ăn. Tùy theo lượng thức ăn kiếm được ở vườn, ta có thể bổ sung thêm thức ăn cho gà nhiều hay ít vào buổi sáng và chiều. Nuôi gà tây theo phương thức bán công nghiệp kết hợp thả vườn "đúng nghĩa" chất lượng thịt sẽ thơm ngon hơn.
Nước uống: Cung cấp đầy đủ nước uống sạch và mát cho gà dưới bóng mát các gốc cây.
Vỗ béo gà tây. 7-10 ngày trước khi xuất bán, nên vỗ béo gà tây bằng lúa gạo, tấm, bắp xay nấu (bung)... Cho gà ăn tự do.
Giai đoạn nuôi hậu bị thả vườn. Cần lưu ý cho gà ăn vừa phải để khống chế khối lượng, tránh mập quá hay ốm quá, gà đều đẻ kém, không vỗ béo gà hậu bị đe nuôi sinh sản.
Giai đoạn sinh sản: (Từ sau tuần thứ 28 trở đi): Chọn lọc từ những gà hậu bị nuôi theo hướng sinh sản.
Thức ăn: Thức ăn cho gà đẻ yêu cầu cao hơn gà thịt, protein thô 18-20%, năng lượng trao đổi 2800-2900 Kcal/kg thức ăn cho nên cần bổ sung thêm thức ăn giàu đạm, khoáng và sinh tố cho gà như: cá, tôm, cua, còng, hến, giun đất, bột xương, bột sò, bột cỏ và rau xanh các loại ... gà tây ăn nhiều rau xanh, mỗi ngày có thể ăn từ 300-400 g/con.
Ghép trống mái. Từ tuần tuổi thứ 25-26, nên ghép trống mái theo tỷ lệ thích hợp, 1 trống/5-6 mái.
ổ đẻ: Đóng bằng nẹp hay ván gỗ, kích thước 1 ,2 x 0,4 x 0,6m, để xung quanh vách chuồng. .
Bao quản trứng ấp? Bảo quản trứng trong phòng mát 18-200c là tốt nhất, nếu không có điều kiện, thì chỉ nên bảo quản trứng tối đa là 5-6 ngày, trước khi đưa vào máy ấp.
Thú y Phòng bệnh: Thực hiện 3 sạch: ăn sạch, uống sạch, ở sạch. Lấy phòng bệnh là chính, khi thời tiết hoặc môi trường sống thay đổi, cần bổ sung kháng sinh và Vitamin cho gà 3-5 ngày để tăng sức đề kháng và chống Stress, thường xuyên theo dõi đàn gà để phòng, trị bệnh kịp thời, giai đoạn gà con, gà tây hay bị bệnh đậu, bệnh đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa... .
Chương trình phòng bệnh cho gà tây bằng vắc xin và hóa dược như sau:
Ngày tuổi
Vacxin hoặc hoá dược
Phòng bệnh
1
Ovimix
Nhiễm trùng và stress
7
Vacxin hệ II
Newcastle
7
Vacxin đậu
Bệnh đậu
10
Vacxin gumboro
Gumboro
21
Vacxin lasota
Newcastle
24-26
Kháng sinh tổng hợp
Đường tiêu hoá và hô hấp
30
Vacxin gumbro
Gumboro
Ghi chú: liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
KS. Đặng Tịnh - Nông nghiệp Việt Nam, số 82 ngày 22/5/2001 - Viện chăn nuôi

Giống gà tây Huba: Hướng đi mới cho người chăn nuôi
Đối với nước ta, chăn nuôi gà tây đã xuất hiện từ lâu song còn tản mạn, không tập trung. Tuy nhiên, tiềm năng thị trường cho sản phẩm gà tây còn khá lớn. Năm 2008, giống gà tây Huba chính thức được nhập từ Hungary về nuôi tại Việt Nam. Có nhiều ưu điểm, giống gà này đang mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều bà con nông dân.
Gà tây Huba là giống gà có tốc độ sinh trưởng nhanh, thể trọng lớn, có sức đề kháng cao, đến tuổi trưởng thành, con đực nặng từ 6-16kg/con, con mái nặng từ 4-9kg/con, thịt thơm, ngon.
Gà tây Huba có 2 loại, gà tây màu thiếc và gà tây màu đồng. Gà tây màu thiếc có năng suất trứng/mái/24 tuần đẻ đạt 68, 34 quả. Gà tây màu đồng có năng suất trứng/mái/22 tuần đẻ đạt 40,34 quả. 
Từ năm 2006, Hiệp hội chăn nuôi tiểu gia súc và bảo tồn gen Hungary hợp tác với Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương thí nghiệm nuôi khảo sát khả năng thích nghi gà tây Huba với điều kiện Việt Nam. Từ nuôi thực nghiệm ở Trại Nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình, Hải Dương( thuộc Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương), đến nay, mô hình nuôi gà tây Huba đã được phát triển ở nhiều tỉnh thành như  Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương..
Anh Vũ Đức Cảnh, Trạm trưởng Trạm Nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình cho biết:Giống gà tây Huba, khi đưa ra sản xuất được đánh giá rất cao ở khả năng thích nghi tương đối tốt ở các điều kiện sinh thái khác nhau như các vùng gò đồi hoặc các vùng đồng bằng có bãi đất rộng. Vì đây là một giống chăn thả nên chất lượng thịt thơm ngon, người dân rất thích.
Ông Bùi Khắc Trí ở phường Chí Minh, TX Chí Linh, tỉnh Hải Dương bắt đầu nuôi gà tây Huba từ 2 năm trước. Khi được nuôi chăn thả ngoài vườn, gà tây cho chất lượng thịt thơm, ngon, săn chắc. Với số lượng gần 200 con gà nuôi thương phẩm và gà nuôi sinh sản, hàng năm ông Trí có thể xuất bán ra thị trường hàng tấn thịt. Với giá bán từ 90-120nghìn/ kg, mỗi năm loại gà tây này cho gia đình ông thu nhập hơn 100 triệu đồng.
Hàng năm chúng tôi có thể cung cấp cho thị trường hàng tấn thịt về gà tây này. Và đồng thời cũng tạo ra nguồn thực phẩm và thu nhập tương đối lớn trong kinh tế của gia đình. Hiện nay chúng tôi bán 90nghìn/kg gà tây thịt. Gà giống thì lúc bé mới nở thì  là 21-32nghìn một con. – Ông Trí chia sẻ niềm vui.
Sau đây là một số chú ý trong chăn nuôi gà Huba của Trạm Nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình:
Nuôi chăn thả:
Diện tích chăn thả phù hợp từ 20-25 m2/con, có cỏ và hàng rào bảo vệ. Diện tích sân chơi tối thiểu gấp 2-3 lần diện tích chuồng nuôi. Sân chơi có thể là những bãi cỏ hoặc những khu vực có bãi cát để gà tây có thể được tắm cát.
Ở giai đoạn gà con, gà tây rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp, mưa, sấm chớp và tiếng động lạ. Vì vậy, thời kỳ nuôi úm gà nhỏ, người nuôi cần duy trì mức nhiệt độ từ 25-30 oC cho đàn gà con. Khi gà được 21 ngày tuổi, thả gà ra bãi chăn thả. Việc kết hợp chăn thả như vậy sẽ giúp gà ăn nhiều sâu bọ, lá cây và phát triển khỏe mạnh hơn, thịt rắn chắc, thơm ngon hơn.  
Thức ăn cho gà tây thương phẩm: 
Để gà ăn nhiều, hiệu quả chuyển hoá thức ăn tốt, bà con cần cho gà ăn theo bữa, hết thức ăn mới cho ăn tiếp, đảm bảo thức ăn thường xuyên mới, có mùi thơm  và không bị mốc mọt. Như vậy sẽ kích thích gà ăn nhiều hơn. Đồng thời thức ăn phải cân đối về thành phần giá trị dinh dưỡng để đáp ứng đủ nhu cầu sinh trưởng và phát triển của gà tây trong từng giai đoạn.
Trong giai đoạn úm gà, bà con nên sử dụng loại cám công nghiệp ăn thẳng. Gà ở giai đoạn này đòi hỏi dinh dưỡng cao nên bà con nên chọn loại cám có độ đạm 20-22% protein, năng lượng từ 2800-2900.  
Giai đoạn gà sau 21 ngày tuổi rất phàm ăn. Ngoài thức ăn mà gà có thể tự kiểm được ở bãi chăn thả, bà con có thể dùng các loại rau xanh như rau muống, bèo tây, thân chuối, cỏ voi…
Thức ăn cho gà tây giai đoạn này cần phối trộn rau xanh băm nhỏ với các thành phần tinh bột cám phù hợp. Việc cho gà tây ăn thức ăn hỗn hợp kết hợp với chăn thả ngoài bãi vườn sẽ tiết kiệm được 1 lượng lớn thức ăn công nghiệp. Đồng thời giúp nâng cao chất lượng thịt gà, tăng hiệu quả gà thương phẩm.                                              
Theo kinh nghiệm của ông Bùi Khắc Trí thì ông phối trộn với tỷ lệ là 10 kg rau: 1 kg cám ngô: 1 kg cám gạo: 1 kg thóc.
Phòng một số bệnh thường gặp ở gà tây:
Bà con cần thực hiện nghiêm túc lịch phòng vaccin và thuốc định kì cho đàn gà tây. Đồng thời bà con nên có sổ ghi chép đầy đủ chính xác về các loại thuốc và vaccin sử dụng cho đàn gà tây, thời gian, ngày, giờ cho uống hoặc tiêm vaccin.
Lịch phòng Vaccine và thuốc cho gà tây thịt:
1)  4 ngày tuổi: Phòng bệnh đường ruột bằng một trong các kháng sinh sau: Octamix: 50 mg/ 1kg thể trọng; Gentadox: 50 mg/ 1kg thể trọng; Kết hợp cho uống GlucoK-C hoặc các loại Vitamin tổng hợp.
2)  5 ngày tuổi: Vaccin lasota, nhỏ mắt, mũi (phòng bệnh Newcastle).
3)  7 ngày tuổi: Vaccin Gumboro D78 lần 1 , nhỏ mắt, mũi, chủng đậu, màng cánh.
4)  8- 12ngày tuổi: Phòng bệnh đường hô hấp bằng: Tylanvet 1g/ 1lít nước + Vitamin tổng hợp.
5) 14- 16ngày tuổi: Vaccin Gumboro D78 lần 2. Phòng bệnh cầu trùng bằng một trong các loại thuốc sau: Coxymax 1g/ 6 kg thể trọng; Vetpro 1g/ 1lít nước; Baycox 1g/1lít nước. Cho uống 2 ngày liên tục.
6) 15 ngày tuổi: Vaccin cúm gia cầm - tiêm dưới da cổ.
Trong quá trình nuôi gà tây thương phẩm bà con cần chú ý thực hiện 3 sạch: ăn sạch, uống sạch, ở sạch. Lấy phòng bệnh là chính, khi thời tiết hoặc môi trường thay đổi, cần bổ sung kháng sinh và vitamin cho gà 3-5 ngày để tăng sức đề kháng và chống stress. Đồng thời thường xuyên theo dõi đàn gà để phòng trị bệnh kịp thời.