Hiệu quả nuôi gà ri từ 1 đến
63 ngày tuổi trên sàn lưới sắt bằng thức ăn công nghiệp
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Gà ri là giống gà cổ truyền của dân tộc ta, thịt gà thơm
ngon rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, giống gà này có tầm vóc
nhỏ, nếu nuôi thả vườn lại ăn thức ăn tận dụng thì 5-6 tháng tuổi gà mới đạt
xấp xỉ 1kg. Để khai thác tính ưu việt của chất lượng thịt lại hạn chế được
tính chậm lớn, vừa qua, tại Lạng Sơn đã tiến hành nuôi thử nghiệm:
I - Phương pháp thử nghiệm
Gà một tuổi được nuôi theo hai công thức (CT): CT1 (đối
chứng) gà được nuôi thả tự do cùng gà mẹ, thức ăn là bột ngô, cám, thóc. Số lượng
gồm 5 đàn gà, mỗi đàn 10 con và 1 gà mẹ. Sau 30 ngày tách mẹ. CT2 số lượng
đàn như CT1 song nuôi riêng biệt từng đàn trên sàn lưới sắt, cho ăn tự do
bằng thức ăn công nghiệp của Trung Quốc (tỷ lệ protein tiêu hóa 17%). Sau 30
ngày tách mẹ.
Tất cả gà con ở hai CT trên được chọn ngẫu nhiên, trọng
lượng sơ sinh 30-32 gam và được nhỏ, tiêm vac xin phòng bệnh Niu Catxơn và tụ
huyết trùng. Gà mẹ được tẩy giun sán.
Thí nghiệm được tiến hành vào tháng 8-10 năm 1998 và được
lặp lại vào năm 1999. Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh
học.
II. Kết quả
a. Trọng lượng qua các tuần tuổi: Gà được cân bằng cân
đĩa. Trọng lượng cụ thể qua các tuần tuổi được phản ánh như sau:
ở giai đoạn 21 ngày tuổi, trọng lượng gà CT2 so với CT1
không khác biệt nhiều. Trọng lượng của nhóm gà trống CT2 lớn hơn trọng lượng
nhóm gà trống ở CT1 từ 2,3-3,7%. Chỉ số này ở nhóm gà mái là 3,1-6,3%. Lên 42
ngày tuổi, sự khác biệt này lớn hơn, 11,4-13,5 đối với gà trống và 7,7-8,1%
đối với gà mái. Đến cuối kỳ thí nghiệm (lúc 63 ngày tuổi) sự khác biệt rất
lớn: 42,6-43,5% với nhóm gà trống và 35,5-44,6% với nhóm gà mái. Sự chênh
lệch về trọng lượng lớn như vậy theo chúng tôi do gà ở CT1 nuôi thả vườn bị
nhiễm giun khá nặng và đến cuối kỳ thí nghiệm thức ăn, nguồn thức ăn sâu bọ,
giun mối, cỏ lá đã giảm nhiều so với trước khi thí nghiệm. Trong khi đó, gà ở
CT2, ăn đầy đủ chất, lại ít mắc bệnh giun sán.
b. Tỷ lệ mắc
giun sán của 2 CT thí nghiệm:
Số liệu ở
bảng cho thấy, gà chăn thả tự do bị nhiễm giun đũa và giun kim rất nặng
75-80% số gà được mổ mắc giun kim và 100% mắc giun đũa. Điều này phù hợp với
kết quả nghiên cứu của Bùi Lập, Dương Công Thuận. Rõ ràng với tỷ lệ và mức độ
nhiễm giun như vậy đã làm gà ở CT1 chậm lớn so với gà nuôi trên lưới sắt.
c. Các chỉ
tiêu kỹ thuật và kinh tế của 2 CT thí nghiệm:
Kết quả bảng
2 cho thấy, gà con được nuôi nhốt trên nền lưới sắt có tỷ lệ sống so với tỷ
lệ sống của gà nuôi thả tự do rất cao. Trọng lượng sống của gà sau thí nghiệm
ở CT2 so với CT1 cũng rất cao (vượt 42,7% - 43,2%), đặc biệt, tổng trọng
lượng gà thu được ở CT2 cao hơn nhiều so với CT1 117-141%. Kết quả này là do
tỷ lệ nuôi sống ở nhóm CT2 cao hơn ở gà CT2 không bị hại do giun sán.
III. Kết luận.
Để nâng cao
HQKT việc nuôi gà ri thả vườn cần tạo ra các con giống ban đầu với giá thành
hạ, khỏe mạnh có đủ sức chống chịu với bệnh tật và rủi ro khi nuôi thả ngoài
vườn, nuôi gà ri 1 ngày tuổi trên sàn lưới sắt bằng thức ăn công nghiệp đến
giai đoạn 42-63 ngày tuổi có khả năng đáp ứng được yêu cầu trên.
|
Cung cấp giống Cây trồng,Vật nuôi đặc sản; Thiết bị, dụng cụ, vật tư nông nghiệp, Hướng dẫn kỹ thuật Nuôi Trồng - Tư vấn đâu tư & xây dựng Trang Trại...
Trang
▼