Trang

Thiết kế Chuồng Gà


Thiết kế Chuồng Gà
Có bao giờ bạn nghĩ đến việc làm một cái chuồng gà thật đẹp mà lại chẳng vất vả tí nào chưa?
Việt Nam vốn dĩ là một nước nông nghiệp, do đó, việc nuôi gia cầm tại nhà, ngay cả đối với những gia đình khá giả ở đô thị cũng không phải là một điều gì đó “xa lạ”. Tuy vậy, giống như việc đã từng mà một nước có nhiều xe đạp trên thế giới, điều đó chẳng bao giờ đảm bảo là người Việt đi xe đạp giỏi. Việc nuôi và chăm sóc gà cũng vậy, bắt đầu từ ngay khâu làm chuồng cho đàn gà của nhà mình, cũng không giỏi nếu không muốn nói là úi xùi.
Có rất nhiều cách để thiết kế một “ngôi nhà” cho lũ gà yêu quý, tuy vậy, một mẫu thiết kế đẹp chưa chắc đã phải là số 1, cần phải có một chút mánh lới và mưu mẹo. Chúng tôi muốn giới thiệu đến với các bạn ở một số kinh nghiệm mà chúng tôi có được. Thực tế chỉ ra rằng, phần lớn chúng ta đều tận dụng những vật liệu không phù hợp, từ đó dẫn đến thiết kế xấu và thậm chí, trong quá trình chăm nuôi đàn gia cầm sẽ bộc lộ những điểm bất cập, rồi bạn lại phải ngậm ngùi móc hầu
bao thêm cho những bài học này. Có 4 điểm quan trọng mà chúng ta cần lưu ý:

1. Điểm quan trọng nhất đó là phải thuận tiện cho việc làm vệ sinh và cọ rửa chuồng gà, điều mà hầu hết các thiết kế, dù đẹp và đắt tiền đến mấy phần lớn thất bại. Một kiểu thiết kế chuồng tốt phải đảm bảo được rằng việc duy trì hoạt động cũng như khi thu dọn và tẩy rửa chuồng phải đơn giản và không gặp rắc rối. Hãy đảm bảo chắc chắn rằng khu vực để gà ở và nghỉ, ngủ phải nghiêng hoặc dốc hướng về một góc của cả khu chuồng, dễ dàng làm lưu thông gió hoặc dễ khô ráo sau khi tiến hành rửa chuồng một thời gian ngắn. Nhớ là “chuồng” của gà phải có cửa mở hướng vào bên trong lồng và tránh được hướng gió độc tùy vào địa hình và khí hậu.
2. Hệ thống “chuồng” phải có hệ thống thông gió và thông hơi tương xứng, mát mẻ về mùa hè và kín gió, ấm áp về mua đông. Thiết kế đáng tin cậy và có giá trị sử dụng cao phải có đủ những công cụ và cơ sở vật chất dành cho sự thông gió và khí. Một khu nuôi nhốt không có đủ và tương xứng yếu tố trên sẽ ảnh hưởng có hại có những chú gà và nguy hiểm cho cả “dự án” của bạn. Hệ thống che phủ bảo vệ chuồng nên làm bằng lưới thép có phi không quá to nhưng phải dày để đề phòng sự tấn công của chuột hay thậm chí, chó hoặc mèo trong nhà bạn. Cửa chuồng và cửa của cả khu nuôi nhốt (gồm cả cửa sổ) phải đảm bảo dễ dàng thuận tiện cho những chú gà.
3. Yếu tố thứ ba cần nhớ đó là khả năng lấy sáng và hệ thống ánh sáng nhân tạo của khu lồng nuôi nhốt. Ánh sáng tự nhiên ban ngày giúp những chú gà của bạn khỏe mạnh và cứng cáp trong đó, hệ thống chiếu sáng và sưởi ấm do ta thiết kế và lắp đặt giúp cho đàn gà có thể “sinh hoạt” và giữ ấm về đêm nhất là ở những nước có nhiệt độ mùa đông xuống thấp.
4. Vấn đề cuối cùng bạn cần phải nghĩ đó là về cách thức thi công và xác nhận rõ ràng là những vật liệu dùng để làm khu chuồng nuôi nhốt của bạn phải tập hợp được những yếu tố như chịu đựng được yếu tố môi trường thời tiết, cứng cáp và có chất lượng cao. Lưới bao quanh khu nuôi nhốt phải đảm bảo đủ cứng và an toàn (nhất là ở phần cửa chuồng và cửa sổ) để trước những đợt tấn công của mọi kẻ thù khi chúng muốn tiến vào trong chuồng để tấn công đàn gà: bao gồm cả rắn rết và chuột, chó mèo hay diều hâu v…v
Bên cạnh bốn yếu tố sống còn trên, việc có con mắt thẩm mỹ và một cái nhìn hoàn toàn khác về việc sẽ làm thi vị hóa việc nuôi những chú gà xinh xinh sẽ giúp bạn trong việc có các ý tưởng sáng tạo khi trang trí cho khu chuồng của nhà mình. Đợi gì nữa nếu bạn đang có một mảnh vườn nhỏ sau nhà…
Dưới đây là một số mẫu thiết kế hiệu quả, hợp lý và không tốn nhiều chi phí mà bạn có thể lựa chọn tham khảo:
Một mẫu có thiết kế chuồng gà  cầu kỳ
Một khu nuôi nhốt quá…chắc chắn


Một mẫu có tính cơ động và đạt được hầu hết các yếu tố giúp nuôi và bảo về đàn gà tốt
Chắc chắn nhưng lại rất tiện lợi và dễ vệ sinh
Hiệu quả, đơn giản nhưng thẩm mỹ
Với những khu chuồng nuôi nhốt như trên, đảm bảo lũ gà của bạn sẽ phát cuồng lên chẳng khác nào bộ phim Phi Đội Gà Bay nhé